Bánh đa vừng đen Nghệ _Tĩnh
Tráng bánh
Bánh đa vừng đen
Nghệ An
Người Đô Lương, Nghệ An mỗi khi đi xa thường mang theo đặc sản quê hương mình là bánh đa (bánh khô) để làm quà. Bánh đa đơn sơ, mộc mạc nhưng mang vị ngon của quê hương qua bàn tay chế biến tài hoa của những người thợ làm một món quà nhỏ đầy ý nghĩa.
Bánh đa được làm từ bột gạo, tiêu, tỏi và các gia vị khác. Những nguyên liệu này tuy dễ kiếm nhưng phải đảm bảo nhiều yêu cầu khắt khe để có được chiếc bánh ngon. Gạo phải là thứ gạo trắng, tuyệt đối không lẫn trấu hay cám lọt vào, nếu không sẽ làm cho bánh bị cợn, vẩn **c gây mất ngon. Gạo được xay nhuyễn với nước rồi trộn với thứ vừng (mè) đen hảo hạng, không có hạt vỡ cùng với tỏi giã nhỏ, tiêu đâm mịn và những gia vị vừa đủ rồi tráng bằng nồi hấp. Khi bánh
chín thì vớt ra, cho lên các giá để phơi cho đến khi bánh khô giòn. Công đoạn tráng bánh khá công phu, đòi hỏi sự khéo léo của người thợ. Nếu người thợ tráng hơi non tay thì bánh không có được độ đều và dày cần thiết để khi bánh đã khô có thể nướng hoặc chiên sẽ phồng đều mà không bị vẹo bánh.
Ở Đô Lương có nhiều làng làm bánh, nhưng nổi tiếng nhất và ngon nhất là bánh của làng Vĩnh Đức ở thị trấn. Các cụ cho biết, sở dĩ bánh
làng Vĩnh Đức ngon nhất do mạch nước ở đây làm cho cây lúa làng có hương vị đặc trưng riêng. Do đó, khi lấy nguyên liệu ở nơi khác về làm bánh thì cũng không ngon như bánh làm bằng nguyên liệu tại chỗ. Còn các
nguyên liệu phụ, vừng làm cho
cái bánh thêm vị bùi bên cạnh độ ngọt của bột gạo, tiêu và tỏi làm cho bánh thơm, khi ăn có vị cay nồng dễ chịu. Muốn ăn bánh thì người ta nướng lên bằng than củi.
Bánh đa là thứ bánh dân dã, dễ ăn kèm với các món khác hoặc ăn riêng cũng được. Thông thường, bánh được ăn kèm với bánh mướt (một thứ bánh cũng
tráng bằng bột gạo nhưng ăn ngay khi còn nóng). Cái dẻo của bánh mướt quấn vào một miếng bánh đa, chấm vào bát nước mắm cay khi cắn lên nghe tiếng "rốp" thật đã biết bao! Bây giờ đời sống cao, người ta thường ăn bánh mướt kèm với giò, chả nhưng nhiều người vẫn nhớ và thích ăn cái kiểu "nửa khô nửa ướt" ấy. Ngoài ra, món "bún giá cá ruốc" sẽ ngon nhờ một miếng bánh đa, bỏ lên ít bún, thêm ít giá sống và một mẩu nhỏ cá hấp, rồi chấm vào bát ruốc đã đâm ớt vắt chanh. Vị cay nồng hòa cùng vị ngọt bùi thêm tí chua khiến khi ăn mồ hôi túa ra thật . Bao nhiêu người xa quê cứ nhớ cái món ăn thuở nhỏ trong một phiên chợ sáng đó để rồi day dứt, mong ngóng ngày về...
Bánh đa được làm từ bột gạo, tiêu, tỏi và các gia vị khác. Những nguyên liệu này tuy dễ kiếm nhưng phải đảm bảo nhiều yêu cầu khắt khe để có được chiếc bánh ngon. Gạo phải là thứ gạo trắng, tuyệt đối không lẫn trấu hay cám lọt vào, nếu không sẽ làm cho bánh bị cợn, vẩn **c gây mất ngon. Gạo được xay nhuyễn với nước rồi trộn với thứ vừng (mè) đen hảo hạng, không có hạt vỡ cùng với tỏi giã nhỏ, tiêu đâm mịn và những gia vị vừa đủ rồi tráng bằng nồi hấp. Khi bánh
chín thì vớt ra, cho lên các giá để phơi cho đến khi bánh khô giòn. Công đoạn tráng bánh khá công phu, đòi hỏi sự khéo léo của người thợ. Nếu người thợ tráng hơi non tay thì bánh không có được độ đều và dày cần thiết để khi bánh đã khô có thể nướng hoặc chiên sẽ phồng đều mà không bị vẹo bánh.
Ở Đô Lương có nhiều làng làm bánh, nhưng nổi tiếng nhất và ngon nhất là bánh của làng Vĩnh Đức ở thị trấn. Các cụ cho biết, sở dĩ bánh
làng Vĩnh Đức ngon nhất do mạch nước ở đây làm cho cây lúa làng có hương vị đặc trưng riêng. Do đó, khi lấy nguyên liệu ở nơi khác về làm bánh thì cũng không ngon như bánh làm bằng nguyên liệu tại chỗ. Còn các
nguyên liệu phụ, vừng làm cho
cái bánh thêm vị bùi bên cạnh độ ngọt của bột gạo, tiêu và tỏi làm cho bánh thơm, khi ăn có vị cay nồng dễ chịu. Muốn ăn bánh thì người ta nướng lên bằng than củi.
Bánh đa là thứ bánh dân dã, dễ ăn kèm với các món khác hoặc ăn riêng cũng được. Thông thường, bánh được ăn kèm với bánh mướt (một thứ bánh cũng
tráng bằng bột gạo nhưng ăn ngay khi còn nóng). Cái dẻo của bánh mướt quấn vào một miếng bánh đa, chấm vào bát nước mắm cay khi cắn lên nghe tiếng "rốp" thật đã biết bao! Bây giờ đời sống cao, người ta thường ăn bánh mướt kèm với giò, chả nhưng nhiều người vẫn nhớ và thích ăn cái kiểu "nửa khô nửa ướt" ấy. Ngoài ra, món "bún giá cá ruốc" sẽ ngon nhờ một miếng bánh đa, bỏ lên ít bún, thêm ít giá sống và một mẩu nhỏ cá hấp, rồi chấm vào bát ruốc đã đâm ớt vắt chanh. Vị cay nồng hòa cùng vị ngọt bùi thêm tí chua khiến khi ăn mồ hôi túa ra thật . Bao nhiêu người xa quê cứ nhớ cái món ăn thuở nhỏ trong một phiên chợ sáng đó để rồi day dứt, mong ngóng ngày về...
(Nguồn: Thefomenshop- diễn đàn Vinhtoday)
Hà Tĩnh
Đến Hà Tĩnh, du khách khó “cưỡng lại” sự hấp dẫn của bánh đa vừng đen (mè đen). Loại bánh này từng là quà vặt dành cho trẻ con dần dần trở thành đặc sản của vùng quê miền Trung này. Những chiếc bánh tròn, xinh như chiếc lá sen, dày hơn so với các loại bánh tráng ở miền Nam hay miền Bắc.
Bánh đa vừng đen ngon nhất là khi vừa quạt (dùng quạt nan quạt lửa nướng trên than hồng). Quạt bánh tưởng chừng đơn giản nhưng không dễ chút nào. Cần lượng than vừa phải, quạt đủ gió để than nóng mà không bốc lửa làm cháy sém bánh, nhưng quạt quá nhẹ sẽ khiến bánh bị sượng. Quạt khéo là làm sao để những hạt vừng nhỏ xíu vừa đủ chín, vẫn còn nguyên hạt... Bẻ một miếng nhai giòn rụm, vị béo của vừng đen quyện với vị ngọt của bột gạo, vị cay nồng của tiêu, hương thơm đậm đà của tỏi... Người dân Hà Tĩnh rất thích dùng bánh đa vừng đen kẹp với bánh mướt (bánh ướt) chấm với nước mắm ngon, hoặc ăn kèm gỏi bắp chuối, hến xào... Có người khi ăn phở, cháo cũng ăn cùng với bánh đa vừng đen.
Hầu như du khách nào sau khi thưởng thức bánh đa vừng đen đều mua một ít về làm quà. Chỉ cần giữ khỏi ẩm, bánh đa vừng đen cất được rất lâu. Nếu không có bếp than củi, người ta cũng có thể chiên bằng dầu ăn. Bánh chiên giòn như bánh quạt than, nhưng ngấm dầu ăn nên hơi nhiều vị béo...
Làm bánh đa vừng đen cũng lắm công phu. Người ta dùng gạo mới, ngon để làm bánh, chứ không pha lẫn bột sắn, bột ngô... như một số bánh đa nơi khác. Gạo ngâm một đêm được nghiền nhỏ bằng những chiếc cối đá xay bằng tay. Bột pha nước vừa đủ sền sệt rồi tráng lên chiếc vỉ bằng vải đặt trên nồi nước đun sôi. Vừng đen sau khi rửa thật sạch được rắc đều đặn phủ một lớp màu đen cả hai mặt bánh rất bắt mắt. Việc rắc tỏi thái nhỏ, tiêu, bột ngọt thế nào là bí quyết của từng lò bánh. Sau đó đưa bánh đi phơi khô là xong.
Nhiều du khách nói rằng bánh đa vừng đen dân dã, đậm đà như cuộc sống và tính cách con người Hà Tĩnh.
Bánh đa vừng đen ngon nhất là khi vừa quạt (dùng quạt nan quạt lửa nướng trên than hồng). Quạt bánh tưởng chừng đơn giản nhưng không dễ chút nào. Cần lượng than vừa phải, quạt đủ gió để than nóng mà không bốc lửa làm cháy sém bánh, nhưng quạt quá nhẹ sẽ khiến bánh bị sượng. Quạt khéo là làm sao để những hạt vừng nhỏ xíu vừa đủ chín, vẫn còn nguyên hạt... Bẻ một miếng nhai giòn rụm, vị béo của vừng đen quyện với vị ngọt của bột gạo, vị cay nồng của tiêu, hương thơm đậm đà của tỏi... Người dân Hà Tĩnh rất thích dùng bánh đa vừng đen kẹp với bánh mướt (bánh ướt) chấm với nước mắm ngon, hoặc ăn kèm gỏi bắp chuối, hến xào... Có người khi ăn phở, cháo cũng ăn cùng với bánh đa vừng đen.
Hầu như du khách nào sau khi thưởng thức bánh đa vừng đen đều mua một ít về làm quà. Chỉ cần giữ khỏi ẩm, bánh đa vừng đen cất được rất lâu. Nếu không có bếp than củi, người ta cũng có thể chiên bằng dầu ăn. Bánh chiên giòn như bánh quạt than, nhưng ngấm dầu ăn nên hơi nhiều vị béo...
Làm bánh đa vừng đen cũng lắm công phu. Người ta dùng gạo mới, ngon để làm bánh, chứ không pha lẫn bột sắn, bột ngô... như một số bánh đa nơi khác. Gạo ngâm một đêm được nghiền nhỏ bằng những chiếc cối đá xay bằng tay. Bột pha nước vừa đủ sền sệt rồi tráng lên chiếc vỉ bằng vải đặt trên nồi nước đun sôi. Vừng đen sau khi rửa thật sạch được rắc đều đặn phủ một lớp màu đen cả hai mặt bánh rất bắt mắt. Việc rắc tỏi thái nhỏ, tiêu, bột ngọt thế nào là bí quyết của từng lò bánh. Sau đó đưa bánh đi phơi khô là xong.
Nhiều du khách nói rằng bánh đa vừng đen dân dã, đậm đà như cuộc sống và tính cách con người Hà Tĩnh.
_Nguồn: Đặc sản quê hương – Trang Văn hóa du lịch Hà Tĩnh_
Cách ăn kết hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment
Link : CLICK HERE
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]